Thạc Sỹ Kỹ Thuật Cơ Khí Động Lực

[vc_row][vc_column][vc_column_text]
Mã ngành học 62.84.01.06
Bằng cấp Thạc sĩ kỹ thuật cơ khí động lực
Thời gian học 2 năm
Hình thức học
Giáo dục chính quy

Chương trình học Thạc sĩ Cơ khí động lực có 3 chuyên ngành:
[/vc_column_text][vc_accordion][vc_accordion_tab title=”Chuyên ngành kỹ thuật tàu thủy”][vc_wp_text] Chương trình Kỹ thuật tàu thủy
1.Giới thiệu
Kỹ thuật tàu thủy là ngành công nghiệp then chốt phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.
Trải qua nhiều năm xây dựng và phát triển, Khoa đã đào tạo được hàng trăm kỹ sư, thạc sỹ cho các nhà máy đóng tàu, các cơ quan quản lý, khai thác tàu, các cơ quan quản lý an toàn kỹ thuật tàu thuỷ, các viện nghiên cứu, thiết kế tàu thuyền …Sau hơn 25 năm hình thành và phát triển, hiện nay Khoa Kỹ thuật tàu thủy đã trở thành đơn vị đẫn đầu tại khu vực phía Nam và cả nước về đào tạo trong ngành đóng tàu và công trình nổi.
Ngành Thạc sĩ Kỹ thuật tàu thủy của trường Đại học Giao thông vận tải Tp. Hồ Chí Minh bao gồm 3 chương trình đào tạo đó là: Thiết kế thân tàu thủy, công nghệ đóng tàu thủy, kỹ thuật công trình ngoài khơi nhằm trang bị những kiến thức sau đại học, nâng cao kiến thức lý thuyết, kỹ năng thực hành và đào tạo những chuyên gia có trình độ chuyên môn sâu trong lĩnh vực Kỹ thuật tàu thủy. Đồng thời xây dựng đội ngũ những người làm khoa học có đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có trình độ cao, đáp ứng nhu cầu phát triển khoa học – công nghệ của ngành Cơ khí – Đóng tàu nói riêng và của đất nước nói chung.
2. Điều kiện tuyển sinh
Mã ngành đào tạo: : 60.52.01.16
Hình thức đào tạo: Giáo dục chính quy
Thời gian đào tạo: 2 năm
Các môn thi tuyển: Toán cao cấp A, Anh văn, Sức bền vật liệu.

Hệ đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành Kỹ thuật tàu thủy của trường Đại học Giao thông Vận tải thành phố Hồ Chí Minh tuyển sinh các đối tượng sau đây:
– Các kỹ sư Thiết kế và đóng thân tàu; Khai thác và bảo trì máy tàu; Động cơ nhiệt; Thiết bị năng lượng; Công nghệ nhiệt; Cơ khí giao thông; Cơ khí xây dựng; Cơ khí nông nghiệp; Máy công cụ; Máy gia công; Cơ khí ô tô; Cơ khí động lực; Cơ khí; Cơ điện; tốt nghiệp các trường ĐH Hàng Hải, ĐH GTVT Tp. Hồ Chí Minh, ĐH Nha Trang, ĐH Bách Khoa Hà Nội, ĐH Bách Khoa TpHCM….
– Các kỹ sư các ngành gần như: kỹ sư Cơ khí, máy động lực khác chuyên ngành tốt nghiệp ở các trường Đại học nêu trên hoặc các trường Đại học kỹ thuật khác.
Kỹ sư tốt nghiệp các ngành gần phải học bổ sung các học phần là các môn chuyên ngành. Số lượng các học phần bổ sung tùy thuộc vào bảng điểm tương ứng của mỗi ngành đối chiếu với chương trình khung đào tạo đại học ngành Kỹ thuật cơ khí động lực đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

3. Quy trình đào tạo
Tổng khối lượng kiến thức toàn khóa học: 60 Tín chỉ
Một tín chỉ được quy định bằng:
­ 15 tiết học lý thuyết;
­ 30÷45 giờ tiết thực hành, thí nghiệm hoặc thảo luận;
­ 45÷90 giờ thực tập tại cơ sở;
­ 45÷60 giờ viết tiểu luận, bài tập lớn hoặc luận văn tốt nghiệp.
Chương trình đào tạo Kỹ thuật tàu thuỷ
[/vc_wp_text][/vc_accordion_tab][vc_accordion_tab title=”Chuyên ngành cơ khí ô tô”][vc_wp_text] Chương trình cơ khí ô tô
1.Giới thiệu
Khoa Cơ khí được thành lập theo quyết định số 29/2001/TCCB ngày 27 tháng 6 năm 2001 của Hiệu trưởng Trường Đại học Giao thông vận tải TP.HCM. Cùng với sự phát triển của Trường, khoa Cơ khí đã không ngừng lớn mạnh và trưởng thành với số lượng sinh viên các khóa của Khoa hiện nay là trên 1.500 người.
Để đáp ứng nhu cầu xã hội về nguồn nhân lực có khả năng chuyên môn cao trong lĩnh vực Cơ khí Ô tô, mục tiêu của chương trình đào tạo thạc sĩ ngành kỹ thuật Cơ khí Ô tô là nắm vững lý thuyết, có trình độ cao về thực hành, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và có năng lực phát hiện, giải quyết những vấn đề thuộc ngành kỹ thuật Cơ khí Ô tô được đào tạo. Sau khi tốt nghiệp, Thạc sĩ ngành kỹ thuật Cơ khí Ô tô ngoài khả năng có thể đảm nhiệm tốt nhiệm vụ của một kỹ sư, còn có khả năng đảm nhiệm tốt công tác nghiên cứu tại các bộ phận nghiên cứu và phát triển (R&D), vị trí giảng dạy tại các trường kỹ thuật chuyên ngành, và có khả năng phát triển nghiên cứu sâu ở bậc Tiến sĩ.
2. Điều kiện tuyển sinh
Mã ngành đào tạo: 62.84.01.06
Hình thức đào tạo: Giáo dục chính quy
Thời gian đào tạo: 2 năm
Các môn thi tuyển: Toán cao cấp A, Anh văn, Nhiệt kỹ thuật.
– Người dự thi có văn bằng tốt nghiệp kỹ sư hoặc cử nhân của ngành Kỹ thuật cơ khí ô tô.
– Các kỹ sư (hệ chính quy, VLVH) của các chuyên ngành đúng và chuyên ngành gần đã bổ sung các môn theo yêu cầu, có thâm niên công tác từ 2 năm trở lên được tham gia dự thi. Các kỹ sư tốt nghiệp loại khá giỏi, được tham gia dự thi ngay sau khi tốt nghiệp đại học.
3. Quy trình đào tạo
Theo hệ thống tín chỉ
Tổng khối lượng kiến thức toàn khóa học: 60 Tín chỉ
Một tín chỉ được quy định bằng:
– 17 tiết học lý thuyết;
– 30÷45 giờ tiết thực hành, thí nghiệm hoặc thảo luận;
– 45÷90 giờ thực tập tại cơ sở;
– 45÷60 giờ viết tiểu luận, bài tập lớn hoặc luận văn tốt nghiệp.
Chương trình đào tạo Kỹ thuật cơ khí ô tô 
[/vc_wp_text][/vc_accordion_tab][vc_accordion_tab title=”Chuyên ngành khai thác và bảo trì tàu thủy”][vc_wp_text]Chương trình Khai thác và bảo trì tàu thủy
1.Giới thiệu
Khoa Máy tàu thủy đào tạo kỹ sư Máy tàu biển từ năm 1988 tại khu vực phía Nam cung cấp nguồn nhân lực cho ngành vận tải biển, đóng tàu cũng như các ngành và lĩnh vực có liên quan. Đội ngũ giảng viên của khoa đến nay không ngừng lớn mạnh về số lượng và chất lượng.
Khoa có nhiệm vụ đào tạo các hệ cao đẳng, đại học và cao học với gần 1.000 sinh viên và học viên. Đồng thời Khoa tham gia tích cực và có hiệu quả cao trong công tác nghiên cứu khoa học và lao động sản xuất.
Chương trình đào tạo Khai thác và bảo trì tàu thủy là một chương trình có chất lượng, được xây dựng bởi các giáo sư, tiến sỹ, các chuyên gia đầu ngành và các giảng viên có kinh nghiệm về chuyên môn. Chương trình được xây dựng có sự tham khảo thông tin từ các trường đại học hàng đầu trong nước và quốc tế.
Hiện nay Chương trình đào tạo Thạc sĩ Khai thác và bảo trì tàu thủy của trường Đại học Giao thông vận tải Tp. Hồ Chí Minh luôn được đổi mới nhằm cung cấp cho học viên những kiến thức về thiết kế, lắp đặt, khai thác, bảo dưỡng, sửa chữa các máy móc và thiết bị trên tàu thủy.

2. Điều kiện tuyển sinh
Mã ngành đào tạo: 62.84.01.06
Hình thức đào tạo: Giáo dục chính quy
Thời gian đào tạo: 2 năm
Các môn thi tuyển: Toán cao cấp A, Anh văn, Nhiệt kỹ thuật.
Các kỹ sư máy tàu thuỷ tốt nghiệp các trường ĐH Hàng hải, ĐH GTVT TP. Hồ Chí Minh, ĐH Thuỷ sản Nha trang và các kỹ sư các ngành gần như: kỹ sư máy tốt nghiệp ở các trường Đại học kỹ thuật khác, kỹ sư điện tàu thuỷ, Kỹ sư hàng hải tốt nghiệp các trường ĐHHH, ĐHGTVT TP. Hồ Chí Minh v.v…
Kỹ sư tốt nghiệp các ngành gần phải bổ sung các học phần: Động cơ Diesel; Khai thác hệ động lực tàu tàu thuỷ; Máy phụ – máy lạnh và Bảo dưỡng sửa chữa.
3. Quy trình đào tạo
Theo hệ thống tín chỉ
Tổng khối lượng kiến thức toàn khóa học: 60 Tín chỉ
Một tín chỉ được quy định bằng:
– 17 tiết học lý thuyết;
– 30÷45 giờ tiết thực hành, thí nghiệm hoặc thảo luận;
– 45÷90 giờ thực tập tại cơ sở;
– 45÷60 giờ viết tiểu luận, bài tập lớn hoặc luận văn tốt nghiệp.
Chương trình đào tạo Khai thác và bảo trì tàu thủy 
[/vc_wp_text][/vc_accordion_tab][/vc_accordion][/vc_column][/vc_row]