Thạc sĩ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa

[vc_row][vc_column][vc_column_text]
Mã ngành học  8520216
Bằng cấp  Thạc sĩ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa
Thời gian học  1,5 năm (Áp dụng từ khóa 2018)
Hình thức học
 Giáo dục chính quy
[/vc_column_text][vc_accordion active_tab=”1″][vc_accordion_tab title=”Giới thiệu”][vc_wp_text] Khoa Điện- Điện tử Viễn thông Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM được thành lập ngày 01/04/1997. Trải qua các giai đoạn phát triển với nhiều khó khăn thử thách, Khoa đã sớm khẳng định được vị thế là một địa chỉ có uy tín về đào tạo, nghiên cứu, chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực điện tử – viễn thông trong cả nước.
Hiện nay Khoa đã có 6 phòng thí nghiệm cho các ngành nhằm đáp ứng yêu cầu học tập và NCKH của học viên.
Chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ Ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa là chương trình đào tạo tiên tiến đáp ứng nhu cầu hội nhập và phát triển của Việt Nam và Thế giới. Với nền tảng mạnh về khoa học và công nghệ liên quan, đóng góp cho sự phát triển quốc gia và kinh tế toàn cầu. Giúp học viên có khả năng nghiên cứu, làm việc độc lập và sáng tạo trong việc giải quyết các vấn đề thuộc chuyên ngành đào tạ, giúp học viên có khả năng nghiên cứu chuyên sâu tại các viện nghiên cứu, tham gia công tác thiết kế và quản lý tại các công ty và tập đoàn chuyên về điều khiển tự động và cung cấp cho học viên một nền tảng kiến thức vững chắc để có thể tiếp tục theo học tại các chương trình đào tạo tiến sĩ trong và ngoài nước.
[/vc_wp_text][/vc_accordion_tab][vc_accordion_tab title=”Điều kiện tuyển sinh”][vc_wp_text]Các môn thi tuyển: Toán cao cấp A, Anh văn, Lý thuyết điều khiển tự động.
Người dự thi có bằng tốt nghiệp đại học các chuyên ngành điện phù hợp với ngành đăng ký dự thi gồm: Kỹ thuật điện, điện tử (Điện và tự động tàu thủy, Điện công nghiệp, Công nghệ điện,…), Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa (Tự động hóa công nghiệp, Kỹ thuật điều khiển,…).
Người có bằng tốt nghiệp đại học có bằng loại khá trở lên thuộc ngành đúng hoặc phù hợp với ngành, chuyên ngành đăng ký dự thi được dự thi ngay sau khi tốt nghiệp.
Những đối tượng còn lại phải có ít nhất một năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực chuyên môn phù hợp với ngành, chuyên ngành đăng ký dự thi kể từ ngày có quyết định công nhận tốt nghiệp đại học đến ngày nộp hồ sơ dự thi.
[/vc_wp_text][/vc_accordion_tab][vc_accordion_tab title=”Quy trình đào tạo”][vc_wp_text]Theo hệ thống tín chỉ
Tổng khối lượng kiến thức toàn khóa học: 60 Tín chỉ
Một tín chỉ được quy định bằng:
– 15 tiết học lý thuyết;
– 30÷45 giờ tiết thực hành, thí nghiệm hoặc thảo luận;
– 45÷60 giờ viết tiểu luận, bài tập lớn hoặc luận văn tốt nghiệp.

Chương trình khung ngành Điều khiển và tự động hóa [/vc_wp_text][/vc_accordion_tab][/vc_accordion][/vc_column][/vc_row]