Thạc Sỹ Kỹ Thuật Xây Dựng Công Trình Giao Thông

[vc_row][vc_column][vc_column_text]
Mã ngành học: 60580205
Bằng cấp: Thạc sỹ kỹ thuật công trình giao thông
Thời gian học: 2 năm
Chương trình: Quy hoạch và kỹ thuật giao thông
Xây dựng cầu hầm
Xây dựng đường ô tô và đường TP
Hình thức học: Giáo dục chính quy
[/vc_column_text][vc_accordion][vc_accordion_tab title=”Giới thiệu”][vc_wp_text] Khoa công trình giao thông được hình thành trên cơ sở bộ môn Công trình thủy và thềm lục địa từ năm 1997 khi Trường đại học GTVT TP Hồ Chí Minh là Phân hiệu của Trường đại học Hàng Hải. Trải qua gần 20 năm hình thành và phát triển, Khoa hiện đang đảm nhiệm công tác quản lý và đào tạo bậc đại học, sau đại học, liên thông và vừa làm,vừa học cho gần 3.000 sinh viên. Khoa hiện có hơn 50 cán bộ giảng viên, phần lớn có có trình độ trên đại học, trong đó có 15 Tiến sĩ, 11 Nghiên cứu sinh tiến sỹ đang công tác tại 5 Bộ môn chuyên ngành và Phòng thí nghiệm công trình của Khoa. Sinh viên Khoa CTGT là nòng cốt của các hoạt động xã hội và đội tuyển của Trường tham dự các cuộc thi nghiên cứu khoa học và đã đạt được nhiều giải thưởng VIFOTEC, EUREKA hay các giải Olympic cơ học toàn quốc.
Đào tạo Thạc sĩ ngành Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông bao gồm 3 chương trình đào tạo:
1. Chương trình Kỹ thuật xây dựng cầu hầm
Bộ môn Cầu hầm được thành lập với nhiệm vụ Đào tạo kỹ sư Xây dựng công trình giao thông 02 chuyên ngành Cầu – Hầm và Cầu – Đường. Hiện nay, Bộ môn có 10 giảng viên trong đó: gồm 01 giảng viên là PGS TS, 03 giảng viên trình độ Tiến sỹ, 03 giảng viên đang làm Nghiên cứu sinh trong và ngoài nước, 03 giảng viên có trình độ Thạc sỹ. Bên cạnh việc giảng dạy, Bộ môn cũng chú trọng tới công tác nghiên cứu khoa học. Nhiều công trình nghiên cứu của các thầy cô trong Bộ môn đã được đăng trên các tạp chí trong nước và quốc tế. Hướng nghiên cứu các loại hình cầu – đường– hầm, Bê tông cường độ cao, phá hủy vật liệu bê tông – cốt thép, kế cấu bê tông cốt thép dự ứng lực, khai thác công trình cầu, vật liệu mới trong cầu – đường, ổn định công trình,…
2. Chương trình Kỹ thuật Đường ô tô và đường thành phố
Bộ môn Cầu Đường được thành lập từ năm 2002 theo quyết định số 106/QĐ-HT ngày 20/05/2002, và Bộ môn Đường bộ được tách ra từ năm 2011 theo quyết định số 609/QĐ-ĐHGTVT ngày 19/12/2011.
Hướng nghiên cứu của Bộ môn
– Tính toán thiết kế nền – mặt đường, giải pháp thiết kế đường hiện đại
– Bê tông asphalt, vật liệu gia cố
– Công nghệ và vật liệu mới trong xây dựng đường ô tô
– Ổn định nền – mặt đường, xử lý nền móng trong xây dựng công trình Giao thông, xói lở lòng sông và nền đường
– Quy hoạch giao thông đô thị, Tổ chức giao thông, An toàn giao thông
3. Chương trình Quy hoạch và kỹ thuật giao thông
Bộ môn Quy hoạch giao thông được thành lập với nhiệm vụ Đào tạo kỹ sư Xây dựng công trình giao thông chuyên ngành Quy hoạch và thiết kế công trình giao thông. Hiện nay, Bộ môn có 9 giảng viên trong đó: gồm 04 giảng viên trình độ Tiến sỹ, 01 giảng viên đang làm Nghiên cứu sinh ngoài nước, 03 giảng viên có trình độ Thạc sỹ, 01 Giảng viên Cao học. Bên cạnh việc giảng dạy, Bộ môn cũng chú trọng tới công tác nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế (Đại học Yoto (Nhật Bản), Đại học ENTPE (Pháp), Đại học Đại Liên (Trung Quốc), Đại học Việt – Đức). Nhiều công trình nghiên cứu của các thầy cô trong Bộ môn đã được đăng trên các tạp chí trong nước và quốc tế. Hướng nghiên cứu Quy hoạch các loại hình giao thông (đường sắt, đường bộ, cảng, đường thủy, sân bay), Kỹ thuật giao thông, Mô hình hóa giao thông, An toàn giao thông, Quy hoạch đô thị và vùng, Môi trường trong Giao thông vận tải, Hệ thống thông tin địa lý (GIS),…
[/vc_wp_text][/vc_accordion_tab][vc_accordion_tab title=”Điều kiện tuyển sinh”][vc_wp_text]Các môn thi tuyển chương trình Kỹ thuật xây dựng cầu hầm, Kỹ thuật đường ôtô và đường thành phố: Toán cao cấp A, Anh văn, Cơ học đất.
Các môn thi tuyển chương trình Quy hoạch và kỹ thuật giao thông: Toán cao cấp A, Anh văn, Kỹ thuật giao thông đường bộ.
Người dự thi có văn bằng tốt nghiệp kỹ sư hoặc cử nhân của ngành Kỹ thuật xây dựng cầu hầm; Kỹ thuật xây dựng đường bộ; Kỹ Thuật xây dựng Đường sắt – Metro; Kỹ thuật xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông; Địa kỹ thuật công trình giao thông; Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông thủy; Tự động hóa thiết kế cầu đường; Kỹ thuật hạ tầng đô thị; Quy hoạch và thiết kế công trình giao thông
– Các kỹ sư (hệ chính quy, VLVH) của các chuyên ngành đúng và chuyên ngành gần đã bổ sung các môn theo yêu cầu, có thâm niên công tác từ 2 năm trở lên được tham gia dự thi. Các kỹ sư tốt nghiệp loại khá giỏi, được tham gia dự thi ngay sau khi tốt nghiệp đại học.
[/vc_wp_text][/vc_accordion_tab][vc_accordion_tab title=”Quy trình đào tạo”][vc_wp_text]Theo hệ thống tín chỉ
Tổng khối lượng kiến thức toàn khóa học: 60 Tín chỉ
Một tín chỉ được quy định bằng:
– 17 tiết học lý thuyết;
– 30÷45 giờ tiết thực hành, thí nghiệm hoặc thảo luận;
– 45÷90 giờ thực tập tại cơ sở;
– 45÷60 giờ viết tiểu luận, bài tập lớn hoặc luận văn tốt nghiệp.
Chương trình đào tạo Kỹ thuật xây dựng cầu hầm 
Chương trình đào tạo Kỹ thuật đường ô tô và đường thành phố 
Chương trình đào tạo Quy hoạch và kỹ thuật giao thông 
[/vc_wp_text][/vc_accordion_tab][/vc_accordion][/vc_column][/vc_row]