Thạc Sỹ Tổ Chức và Quản Lý Vận Tải

[vc_row][vc_column][vc_column_text]
Mã ngành học:   60840103
Bằng cấp: Thạc sĩ Tổ chức và quản lý vận tải
Thời gian học:  2 năm
Hình thức học:
Đào tạo chính quy
[/vc_column_text][vc_accordion][vc_accordion_tab title=”Giới thiệu”][vc_wp_text]Những năm gần đây, ngành kinh tế vận tải của nước ta phát triển nhanh chóng, góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Nhu cầu sử dụng nhân lực trong ngành vận tải trong đó nhân lực trình độ cao, nhân lực quản lý còn thiếu rất nhiều. Hàng năm, số lượng kỹ sư kinh tế vận tải ra trường cũng chưa đáp ứng đủ nhu cầu nhân lực của đơn vị, doanh nghiệp vận tải.
Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam có tiềm năng trở thành một đầu mối vận tải, logistics, trong mạng lưới dịch vụ vận tải toàn cầu. Vì vậy, chúng ta cần phải có đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ chuyên ngành có trình độ cao ở các lĩnh vực cảng biển, đội tàu, vận tải đa phương thức, logistics, vận tải thủy nội địa, hàng không, …
Với những lý do trên, nhu cầu đào tạo cao học ngành “Tổ chức và quản lý vận tải” là rất lớn và cần thiết.
Hiện nay, trường có 6 tiến sỹ đúng chuyên ngành tổ chức và quản lý vận tải, 5 tiến sỹ chuyên ngành gần có thể tham gia giảng dạy. Ngoài ra, khoa Kinh tế vận tải được sự cộng tác và tham gia tích cực của nhiều GS, PGS, tiến sỹ đúng chuyên ngành về vận tải hiện đang công tác tại các trường đại học, doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Hầu hết các các bộ khoa học kể trên đều có nhiều năm làm công tác nghiên cứu khoa học và giảng dạy cao học, lại có kinh nghiệm từ thực tế sản xuất nên sẽ đáp ứng được yêu cầu đào tạo thạc sỹ ngành Tổ Chức Và Quản Lý Vận Tải.
[/vc_wp_text][/vc_accordion_tab][vc_accordion_tab title=”Điều kiện tuyển sinh”][vc_wp_text]Các môn thi tuyển: Toán cao cấp B, Anh văn, Kinh tế học.
Đối tượng tuyển sinh: Hệ đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành Tổ Chức Và Quản Lý Vận Tải của trường Đại học Giao Thông Vận Tải Thành Phố Hồ Chí Minh, tuyền sinh các đối tượng sau đây :
– Kỹ sư ngành kinh tế vận tải biển, Logistics và vận tải đa phương thức, tốt nghiệp tại trường ĐH Giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh và trường ĐH Hàng Hải – Hải Phòng;
– Kỹ sư các ngành gần, các ngành khác, tốt nghiệp tại các trường đại học khối kinh tế – xã hội như: Kinh tế, Quản trị kinh doanh, Ngoại thương, … với điều kiện, học viên phải học bổ sung kiến thức các học phần chính thuộc chuyên ngành kinh tế vận tải biển trước khi dự thi tuyển sinh cao học, gồm : kinh tế vận tải biển, tổ chức khai thác cảng, tổ chức khai thác đội tàu, thương mại vận tải biển. Ngoài ra có thể phải bổ sung thêm một số học phần khác tùy theo sự khác biệt về chương trình đào tạo đại học của học viên so với ngành Kinh tế vận tải biển, theo qui định của Hiệu Trưởng trường ĐH GTVT TP HCM.
– Các kỹ sư (hệ chính quy, VLVH) của các chuyên ngành đúng và chuyên ngành gần đã bổ sung các môn theo yêu cầu, có thâm niên công tác từ 2 năm trở lên được tham gia dự thi. Các kỹ sư tốt nghiệp loại khá giỏi, được tham gia dự thi ngay sau khi tốt nghiệp đại học.
[/vc_wp_text][/vc_accordion_tab][vc_accordion_tab title=”Quy trình đào tạo”][vc_wp_text]Theo hệ thống tín chỉ
Tổng khối lượng kiến thức toàn khóa học: 60 Tín chỉ
Một tín chỉ được quy định bằng:
– 17 tiết học lý thuyết;
– 30÷45 giờ tiết thực hành, thí nghiệm hoặc thảo luận;
– 45÷90 giờ thực tập tại cơ sở;
– 45÷60 giờ viết tiểu luận, bài tập lớn hoặc luận văn tốt nghiệp.
Chương trình đào tạo Ngành Tổ chức và quản lý vận tải [/vc_wp_text][/vc_accordion_tab][/vc_accordion][/vc_column][/vc_row]