Thạc sĩ Kỹ thuật xây dựng công trình thủy

[vc_row][vc_column][vc_column_text]
Mã ngành học:  62.84.01.06
Bằng cấp:  Thạc sĩ Kỹ thuật xây dựng công trình thủy
Thời gian học:  2 năm
Hình thức học:
Giáo dục chính quy
[/vc_column_text][vc_accordion][vc_accordion_tab title=”Giới thiệu”][vc_wp_text]Bộ môn Công Trình Thủy được thành lập từ năm 1997, là tiền thân của Khoa Công Trình Giao Thông. Kể từ khi thành lập, bộ môn không ngừng phát triển mạnh và hiện là một trong những đơn vị hàng đầu của miền Nam Việt Nam về đào tạo, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực xây dựng công trình thủy.
Bộ môn có một lực lượng giảng viên giàu kinh nghiệm trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học, bao gồm các giảng viên cơ hữu của Khoa và các giảng viên thỉnh giảng từ những viện nghiên cứu và trường đại học có uy tín trong lĩnh vực xây dựng và giao thông. Hiện bộ môn đang quản lý các chuyên ngành đào tạo đại học và sau đại học về xây dựng các dạng công trình thủy
Chương trình đào tạo Thạc sĩ Xây dựng Công Trình Thủy được phát triển trên cơ sở “nghiên cứu gắn kết với định hướng phát triển bền vững xã hội”. Mục tiêu là đào tạo ra những chuyên gia có kiến thức sâu về chuyên môn, có tư duy sáng tạo trong nghiên cứu ứng dụng và có năng lực công bố kết quả nghiên cứu khoa học. Cụ thể, học viên sẽ được trang bị:
 Các phương pháp luận tiên tiến giúp học viên nghiên cứu khoa học hiệu quả.
 Kiến thức chuyên sâu về cơ học. Dựa vào đó học viên có thể độc lập nghiên cứu sâu hơn về chuyên môn và phát triển các hướng nghiên cứu cho luận văn cao học.
 Tư duy sáng tạo cùng khả năng ứng dụng những công nghệ và thành tựu nghiên cứu tiên tiến trên thế giới vào thực tiễn xây dựng công trình thủy tại Việt Nam.
 Kỹ năng viết báo cáo khoa học, chuyên đề và báo tạp chí; Kỹ năng thuyết trình tại hội thảo khoa học.
Ngoài ra, học viên sẽ có cơ hội hình thành hướng nghiên cứu từ sớm thông qua những buổi chuyên đề định hướng nghiên cứu do các chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng đảm trách.
[/vc_wp_text][/vc_accordion_tab][vc_accordion_tab title=”Điều kiện tuyển sinh”][vc_wp_text]Các môn thi tuyển: Toán cao cấp A, Anh văn, Cơ học đất nâng cao
– Người dự thi có văn bằng tốt nghiệp kỹ sư hoặc cử nhân của ngành Kỹ thuật xây dựng cầu hầm; Kỹ thuật xây dựng đường bộ; Kỹ Thuật xây dựng Đường sắt – Metro; Kỹ thuật xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông; Địa kỹ thuật công trình giao thông; Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông thủy; Tự động hóa thiết kế cầu đường; Kỹ thuật hạ tầng đô thị; Quy hoạch và thiết kế công trình giao thông
– Các kỹ sư (hệ chính quy, VLVH) của các chuyên ngành đúng và chuyên ngành gần đã bổ sung các môn theo yêu cầu, có thâm niên công tác từ 2 năm trở lên được tham gia dự thi. Các kỹ sư tốt nghiệp loại khá giỏi, được tham gia dự thi ngay sau khi tốt nghiệp đại học.
[/vc_wp_text][/vc_accordion_tab][vc_accordion_tab title=”Quy trình đào tạo”][vc_wp_text]Theo hệ thống tín chỉ
Tổng khối lượng kiến thức toàn khóa học: 60 Tín chỉ
Một tín chỉ được quy định bằng:
– 17 tiết học lý thuyết;
– 30÷45 giờ tiết thực hành, thí nghiệm hoặc thảo luận;
– 45÷90 giờ thực tập tại cơ sở;
– 45÷60 giờ viết tiểu luận, bài tập lớn hoặc luận văn tốt nghiệp.
Chương trình đào tạo Kỹ thuật xây dựng công trình thuỷ [/vc_wp_text][/vc_accordion_tab][/vc_accordion][/vc_column][/vc_row]