Tác động của cuộc khủng hoảng thay người tới sức khỏe thuyền viên và những bài học cần rút ra – TS. Nguyễn Cảnh Lam, TS. Đinh Gia Huy

Tác giả:

  1. Nguyễn Cảnh Lam
  2. Đinh Gia Huy

Nhóm nghiên cứu AIT – Đại học Giao thông vận tải TP. HCM

ĐH RMIT Việt Nam

Cuộc khủng hoảng nhân đạo về thay thế thuyền viên trong đại dịch

Vào tháng 3 năm 2020, Tổ chức Y tế Thế giới WHO đã phát đi cảnh báo cấp cao, xác định đợt bùng phát COVID-19 là đại dịch toàn cầu, từ đó đã nhanh chóng lan rộng trên toàn cầu. Đến tháng 3 năm 2023, nó đã gây ra hơn 761 triệu ca nhiễm bệnh và 6,9 triệu người chết. Đại dịch này đã gây ra hạn chế đi lại, giãn cách xã hội, phong tỏa, ảnh hưởng đáng kể đến nền kinh tế toàn cầu. UNCTAD báo cáo rằng chuỗi cung ứng toàn cầu đã chịu đựng những gián đoạn nghiêm trọng, gây ra tác động lớn đến thương mại toàn cầu nói chung và ngành vận tải biển nói riêng. Điều này đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến lực lượng thuyền viên, chủ yếu do giãn cách xã hội và các biện pháp hạn chế tại các cảng biển.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng đại dịch COVID-19 đã gây ra khủng hoảng nhân đạo liên quan đến việc thay thế thuyền viên và đưa họ về nước. Đến tháng 7 năm 2021, IMO ước tính có khoảng 250.000 thuyền viên bị mắc kẹt trên tàu và số lượng thuyền viên tương đương bị mắc kẹt ở nhà, không thể lên tàu làm việc. Khủng hoảng thay thế thuyền viên đã gây ra những tác động tiêu cực đối với sức khỏe tâm lý và sinh lý của thuyền viên, và qua đó ảnh hưởng đến hoạt động khai thác vận tải biển.

Những ảnh hưởng đối với thuyền viên

Một nhóm nghiên cứu từ Đại học Giao thông vận tải TP.HCM và RMIT Việt Nam đã tiến hành một nghiên cứu về các thuyền viên Việt Nam bị mắc kẹt trên tàu trong cuộc khủng hoảng thay thế thuyền viên, đưa ra các kết quả như sau.

Thuyền viên đã đối mặt với một số vấn đề trong cuộc khủng hoảng thay thế thuyền giữa đại dịch COVID-19. Lo ngại đầu tiên là sức khỏe của họ, lo sợ nhiễm COVID-19 trong quá trình di chuyển. Thiếu hụt thiết bị y tế và việc tiêm chủng cũng là những vấn đề chính. Thuyền viên cũng lo lắng về sức khỏe của gia đình và khó khăn trong việc giao tiếp do kết nối internet kém. Sự cắt giảm điều kiện sống, chẳng hạn như chất lượng bữa ăn và giải trí, cũng là một vấn đề đáng quan ngại. Chất lượng ăn uống bị ảnh hưởng do gián đoạn chuỗi cung ứng, dẫn đến phụ thuộc vào thực phẩm đông lạnh. Việc truy cập internet hạn chế ảnh hưởng đến các hoạt động giải trí. Lệnh cấm đi bờ trong thời gian đại dịch dẫn đến căng thẳng và những thách thức tâm lý.

Thời gian chờ đợi để trở về nước ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe tâm lý của họ và gây ra sự kìm hãm tâm lý. Đa số các người tham gia nghiên cứu đã trải qua các vấn đề tâm lý ở mức độ khác nhau, với 60% gặp vấn đề về tâm lý đáng kể. Những vấn đề tâm lý phổ biến là căng thẳng, lo lắng, ức chế, nhớ nhà và mất ngủ. Những vấn đề sức khỏe cũng ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày và an toàn tàu, như là giảm năng suất làm việc, sao lãng và mất tập trung do nhớ nhà và lo lắng về gia đình. Khủng hoảng cũng ảnh hưởng tiêu cực đến tình yêu nghề của thuyền viên và khiến cho họ quan ngại về việc tiếp tục đi biển.

Các biện pháp quan trọng mà nhà tuyển dụng và chính phủ nên ưu tiên để bảo vệ quyền lợi của thuyền viên

Đầu tiên, việc cung cấp hỗ trợ và hướng dẫn về sức khỏe tinh thần là rất quan trọng, giúp thuyền viên cảm thấy an toàn hơn trong suốt chuyến đi của họ. Thứ hai, cần đảm bảo và cải thiện điều kiện sống của thuyền viên, bao gồm các khía cạnh như chế độ ăn uống, kết nối internet và các hoạt động giải trí, đặc biệt là trong các chuyến đi kéo dài. Việc dành sự quan tâm đến gia đình thuyền viên trong giai đoạn tương tự cũng rất quan trọng. Những biện pháp này có thể làm tăng chi phí hoạt động cho các công ty vận tải hàng hải, nên sự hỗ trợ từ phía nhà nước cũng vô cùng cần thiết.

Về phía thuyền viên, cần nâng cao nhận thức cao hơn về những khó khăn có thể phát sinh, giúp họ chuẩn bị tốt hơn và nâng cao sự kiên nhẫn của mình. Tăng cường đào tạo để tăng khả năng chịu đựng và phục hồi của thuyền viên trong những giai đoạn khắc nghiệt.

Để giải quyết hiệu quả những thách thức tương tự trong tương lai, việc hợp tác giữa các bên liên quan trong cả khu vực quốc tế và trong nước, cũng như giữa nhà nước và tư nhân, là điều rất quan trọng. Việc phát triển thỏa thuận giữa các quốc gia để chuẩn hóa thủ tục cho việc thay người và đưa thuyền viên về nước trong đại dịch, loại bỏ các biện pháp kiểm tra quá mức, cách ly và các biện pháp phòng ngừa khác là vô cùng cần thiết.

The impact of the crew change crisis on seafarers’ health and the lessons to be learned

The humanitarian crisis of crew replacement during the pandemic

In March 2020, the World Health Organization (WHO) issued a high-level alert, designating the COVID-19 outbreak as a global pandemic, which has since rapidly propagated across the globe. As of March 2023, it has caused over 761 million infectious cases and 6.9 million deaths (WHO, 2023). The spillover of this pandemic resulted in travel restrictions, social distancing, lockdowns, and monetary policy changes, that substantially influenced the global economy (Ozili & Arun, 2023). UNCTAD (2021) reported that the worldwide supply chain suffered severe disruptions, resulting in a significant impact on maritime trade. This had a severe impact on seafarers who were working as frontline workers. One of the most notable adverse impacts on the maritime workforce has been the challenge of crew change and repatriation, primarily due to the shutdown of seaports and limitations on global travel.

Studies have indicated that the COVID-19 pandemic resulted in a humanitarian crisis regarding the exchange of crews and their repatriation while at sea. By July 2021, it was estimated that 250,000 seafarers were currently stranded on ships, and an equal number of seafarers were stuck at home, unable to go on board for their work (IMO, 2022). The crew change crisis resulted in further detrimental effects on the psychological and physiological health of seafarers (Hebbar & Mukesh, 2020), ultimately affecting their well-being and the smooth functioning of shipping operations.

The impacts on seafarers

A group of researchers from Ho Chi Minh City University of Transport and RMIT Vietnam have conducted a study on Vietnamese seafarers who got trapped on board during the crew change crisis, resulting in their contracts were forced to be extended from 3-8 months (Nguyen et al., 2024). Their publication exposes significant facts as follows.

Seafarers expressed several concerns during the crew change and repatriation crisis amid the COVID-19 pandemic. The first concern was their health, fearing COVID-19 infections during their travels. They highlighted the vulnerability of seafarers to the virus due to their isolated working conditions. Medical equipment shortages and vaccination were also major concerns. Some interviewees complained about the lack of core medical items, while others stressed the need for prioritizing seafarers in vaccination campaigns. Seafarers are also worried about their families’ health and communication difficulties due to poor internet connections. The reduction in living standards, such as meal plans and entertainment, was another concern. Meal plans were affected by supply chain disruptions, leading to reliance on frozen food. Limited internet access impacted their entertainment options. The ban on shore leave during the pandemic caused a lack of social life, leading to stress and psychological challenges. Lastly, seafarers expressed uncertainty about the duration of the pandemic and the length of time they would be trapped on board without a confirmed repatriation plan. The waiting period for repatriation significantly impacted their mental well-being and caused psychological inhibition.

The crew change and repatriation crisis had a significant impact on seafarers’ health and mental well-being. A majority of participants experienced various levels of mental issues, with 60% reporting significant mental impact, 25% experiencing moderate impact, and only 15% stating slight impact. The common mental issues mentioned were stress, anxiety, psychological inhibition, homesickness, and insomnia. The health issues also had implications for daily operations and ship safety. Participants reported reduced working productivity, distraction, and loss of focus due to homesickness and worries about family.

The crisis also had a negative impact on seafarers’ job satisfaction.

Critical measures that employers and governments should prioritize to protect seafarers’ well-being

Firstly, it is crucial to provide adequate mental health support and guidance to help seafarers adjust to their work and living conditions on board. This support will contribute to seafarers feeling safer during their trips. Secondly, efforts should be made to secure and improve the living standards of seafarers, including aspects such as meal plans, internet connectivity, and entertainment activities, particularly during extended trips. Addressing the concerns of seafarers’ families during these extended periods is also important. Additionally, providing support and incentives to seafarers who have experienced such adverse events will help maintain their loyalty and resilience.

Considering that these measures may increase operating costs for shipping companies, which have already escalated due to the pandemic, maritime countries should support these companies in overcoming the challenges to ensure the continuity of maritime transport and the stability of global supply chains.

From the perspective of seafarers, individuals who have not previously faced similar events may have a heightened awareness of the difficulties that may arise, enabling them to better prepare themselves and enhance their resilience.

To effectively tackle the challenges posed by the crew change and repatriation crisis during COVID-19 or similar scenarios in the future, it is crucial for relevant stakeholders across international and domestic realms, as well as both government and private sectors, to collaborate. Developing an intergovernmental agreement on standardized procedures for crew change and repatriation during pandemics would help eliminate excessive testing, quarantines, and other preventive measures. International organizations like the International Maritime Organization (IMO) should develop guidelines based on research to facilitate seamless collaboration among countries involved in crew change, transit countries, and seafarers’ home countries, aiming to reduce the time and cost associated with repatriation procedures.

 

Reference

Hebbar, A. A., & Mukesh, N. (2020). COVID-19 and seafarers’ rights to shore leave, repatriation and medical assistance: a pilot study [Article]. International Maritime Health, 71(4), 217-228. https://doi.org/10.5603/IMH.2020.0040

IMO. (2022). Frequently asked questions about how COVID-19 is impacting seafarers. Retrieved 16 May from https://www.imo.org/en/MediaCentre/HotTopics/Pages/FAQ-on-crew-changes-and-repatriation-of-seafarers.aspx

Nguyen, L. C., Dinh, G. H., Tran, D. L. A., Truong, H. Q., Duong, A. T. B., & Pham, H. T. (2024). Perceived concerns, impacts, and adaptations of Vietnamese seafarers during the crew change crisis amid the COVID-19 pandemic. WMU Journal of Maritime Affairs, 23(1), 49-71.

Ozili, P. K., & Arun, T. (2023). Spillover of COVID-19: impact on the Global Economy. In Managing Inflation and Supply Chain Disruptions in the Global Economy (pp. 41-61). IGI Global.

UNCTAD. (2021). Review of Maritime Transport 2021. United Nations Publications.

WHO. (2023). WHO Coronavirus (COVID-19) Dashboard. Retrieved 23 Mar from https://covid19.who.int/

Chia sẻ:
wpChatIcon