Thông báo tuyển sinh trình độ Thạc sĩ đợt 2/2019

  BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

TRƯỜNG ĐH GIAO THÔNG VẬN TẢI

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: 439/TB-ĐHGTVT

TP. Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 07 năm 2019

THÔNG BÁO

Tuyển sinh đào tạo trình độ thạc sĩ đợt 2 năm 2019 

Kính gửi: …………………………………………………………………………………………………………

Căn cứ quy chế đào tạo thạc sĩ được ban hành kèm thông tư số 15/2014/TT-BGDĐT ngày 15/05/2014 của Bộ trưởng bộ Giáo dục và Đào tạo, Trường Đại học Giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh – Viện đào tạo sau đại học thông báo kế hoạch tuyển sinh sau đại học đợt 2 năm 2019 như sau:

  1. DANH MỤC CÁC NGÀNH, CHUYÊN NGÀNH ĐÀO TẠO:

– Ngành Kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa.

– Ngành Kỹ thuật điện.

– Ngành Kỹ thuật tàu thủy.

– Kỹ thuật ô tô.

– Ngành Kỹ thuật cơ khí động lực – chương trình Khai thác và Bảo trì tàu thuỷ.

– Ngành Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông gồm 3 chương trình đào tạo:

+ Kỹ thuật xây dựng cầu hầm;

+ Kỹ thuật xây dựng đường ô tô và đường thành phố;

+ Quy hoạch và kỹ thuật giao thông.

– Ngành Kỹ thuật xây dựng công trình thủy.

– Ngành Khoa học Hàng hải gồm 2 chương trình đào tạo:

+ Quản lý hàng hải;

+ Điều khiển tàu biển.

– Ngành Khoa học Máy tính.

– Ngành Kỹ thuật xây dựng.

– Ngành Tổ chức và quản lý vận tải.

– Ngành Quản lý xây dựng.

  1. HÌNH THỨC ĐÀO TẠO:Giáo dục chính quy.

III. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO  Thạc sĩ kỹ thuật.

  1. THỜI GIAN ĐÀO TẠO:1,5 – 2 năm (tùy theo ngành).
  2. ĐIỀU KIỆN DỰ TUYỂN:Người dự thi tuyển sinh đào tạo trình độ thạc sĩ phải có các điều kiện sau đây:
  3. Về văn bằng:Có văn bằng tốt nghiệp kỹ sư hoặc cử nhân.

1.1. Ngành, chuyên ngành tốt nghiệp đại học

  1. Đối tượng dự thi ngành Kỹ thuật điều khiển và Tự động hoá phải tốt nghiệp một trong các ngành sau:

– Tự động hóa – Điện khí hoá & CC điện.

– Điện tự động – Điện tàu thủy.

– Kỹ thuật điện – Điện Tử (*) – Thiết bị vô tuyến điện (*).

– Điện tử viễn thông (*) – Cơ khí (*).

– Đo lường và điều khiển (*) – Công nghệ thông tin (*).

  1. Đối tượng dự thi ngành Kỹ thuật điện phải tốt nghiệp một trong các ngành sau:

– Kỹ thuật Điện – Điện tử (Điện và tự động tàu thủy, Điện công nghiệp, Công nghệ điện…), – Kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa (Tự động hóa công nghiệp, Kỹ thuật điều khiển…).

– Cơ điện tử – Điện tử viễn thông (*);

– Công nghệ thông tin (*);

– Kỹ thuật điện – Điện Tử (*) – Thiết bị vô tuyến điện (*).

– Cơ khí – Đo lường và điều khiển (*).

  1. c. Đối tượng dự thi ngành Kỹ thuật tàu thủy phải tốt nghiệp một trong các ngành sau:

– Kỹ thuật tàu thủy – Thiết kế và đóng thân tàu;

– Khai thác và bảo trì máy tàu –  Động cơ nhiệt (*);

– Thiết bị năng lượng – Công nghệ nhiệt (*);

– Cơ khí tàu thuyền (*).

  1. Đối tượng dự thi ngành Kỹ thuật ô tô phải tốt nghiệp một trong các ngành sau:

– Kỹ thuật ô tô – Cơ khí động lực;

– Công nghệ kỹ thuật ô tô (Kỹ thuật ô tô  máy kéo, Kỹ thuật xe cơ giới);

– Kỹ thuật cơ khí (Máy chuyên dùng, Máy thi công, Cơ khí nông nghiệp, Cơ khí lâm nghiệp) (*);

– Công nghệ kỹ thuật Cơ khí – Kỹ thuật Giao thông (*);

– Kỹ thuật chế tạo, Chế tạo máy – Cơ khí xây dựng (*);

– Cơ khí thủy lợi, Cơ khí mỏ địa chất (*);

– Cơ kỹ thuật – Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử – Công nghệ kỹ thuật nhiệt (*);

  1. Đối tượng dự thi chương trình khai thác và bảo trì tàu thủy phải tốt nghiệp một trong các ngành sau:

– Máy tàu thủy – Điện tàu thủy(*) .

– Kỹ thuật tàu thủy (*).

– Hàng hải (*) – Cơ khí các ngành (*).

  1. Đối tượng dự thi ngành Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông phải tốt nghiệp một trong các ngành sau:

– Xây dựng cầu đường – Xây dựng dân dụng và công nghiệp (*).

– Xây dựng đường sắt –Metro – Xây dựng công trình thủy (*).

– XD đường ô tô và đường thành phố – Bảo đảm an toàn hàng hải (*).

– Vật liệu xây dựng(*) – Địa kỹ thuật xây dựng (*).

– Tổ chức và quản lý xây dựng (*).

  1. Đối tượng dự thi ngành Kỹ thuật xây dựng công trình thủy phải tốt nghiệp một trong các ngành sau:

– Xây dựng công trình thủy – Xây dựng cầu đường (*).

– Bảo đảm an toàn hàng hải – Xây dựng đường sắt – Metro (*).

  1. Đối tượng dự thi ngành Khoa học Hàng hải phải tốt nghiệp một trong các ngành sau:

– Điều khiển tàu biển – Khai thác vận hành tàu thủy, tàu sông (*).

– Kinh tế vận tải biển (*) – Tốt nghiệp các ngành liên quan đến Hàng hải (*).

  1. Đối tượng dự thi ngành Khoa học máy tính phải tốt nghiệp một trong các ngành sau:

– Khoa học máy tính – Công nghệ thông tin.

– Kỹ thuật máy tính – Truyền thông và mạng máy tính.

– Kỹ thuật phần mềm – Hệ thống thông tin.

– Toán và thống kê (*) – Khoa học tự nhiên (*).

– Công nghệ kỹ thuật (*) – Kỹ thuật. (*).

– Khoa học sự sống (*) – Kinh doanh và quản lý (*).

  1. Đối tượng dự thi ngành Kỹ thuật xây dựng phải tốt nghiệp một trong các ngành sau:

– Kỹ thuật công trình xây dựng – Kỹ thuật công trình biển (*).

– Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông (*) – Kỹ thuật xây dựng (*).

– Địa kỹ thuật (*).

  1. Đối tượng dự thi ngành Tổ chức và quản lý vận tải phải tốt nghiệp một trong các ngành sau:

– Kinh tế vận tải biển – Tốt nghiệp các khối ngành kinh tế (*).

  1. Đối tượng dự thi ngành Quản lý xây dựng phải tốt nghiệp một trong các ngành sau:

– Kinh tế xây dựng – Quản lý xây dựng .

– Kỹ thuật công trình xây dựng – Kỹ thuật công trình thủy (*);

– Kỹ thuật công trình biển – Kỹ thuật công trình giao thông (*);

– Kỹ thuật cơ sở hạ tầng – Kiến trúc (*);

– Quản lý tài nguyên và môi trường – Quy hoạch đô thị (*);

– Quản lý đất đai – Quản trị kinh doanh (*);

– Các ngành khác thuộc khối ngành Kinh tế, xây dựng(*).

Thí sinh tốt nghiệp những ngành đánh dấu (*) phải học bổ sung chuyển đổi một số môn học còn thiếu để phù hợp với chuyên ngành đào tạo thạc sĩ theo quy định của Nhà trường. Thí sinh đăng ký dự thi phải hoàn thiện các môn chuyển đổi trước ngày 01/10/2019.

1.2. Nơi đào tạo, hệ đào tạo, xếp loại tốt nghiệp: Không phân biệt.

  1. Về thâm niên công tác:
  2. Người có bằng tốt nghiệp đại học loại khá trở lên thuộc ngành đúng hoặc phù hợp với ngành, chuyên ngành đăng kí dự thi được dự thi ngay sau khi tốt nghiệp.
  3. Những đối tượng còn lại phải có ít nhất một năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực chuyên môn phù hợp với ngành, chuyên ngành đăng ký dự thi, kể từ ngày có quyết định công nhận tốt nghiệp đại học đến ngày nộp hồ sơ dự thi.
  4. Về sức khỏe: Có đủ sức khỏe để học tập.
  5. Về hồ sơ: Nộp hồ sơ đầy đủ, đúng thời hạn theo quy định của trường đại học Giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh.
  6. MÔN THI:Thí sinh sẽ thi 03 môn: Toán, Cơ sở ngành và Ngoại ngữ (Tiếng Anh).

VII.  ĐỐI TƯỢNG VÀ CHÍNH SÁCH ƯU TIÊN:

  1. Đối tượng ưu tiên:
  2. Người có thời gian công tác hai năm liên tục trở lên (tính đến ngày nộp Hồ sơ đăng ký dự thi) tại các xã thuộc vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn ở các địa phương thuộc miền núi, vùng cao, vùng sâu, hải đảo;
  3. Thương binh, bệnh binh người có giấy chứng nhận được hưởng chính sách như thương binh;
  4. Con liệt sĩ;
  5. Anh hùng lực lượng vũ trang, anh hùng lao động, người có công với cách mạng;
  6. Người dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn;
  7. Con nạn nhân chất độc màu da cam.

Các đối tượng được ưu tiên tại mục (a) trên đây phải có quyết định tiếp nhận công tác hoặc biệt phái công tác của cấp có thẩm quyền.

  1. Chính sách ưu tiên:
  2. Người dự thi thuộc đối tượng ưu tiên được cộng một điểm vào kết quả thi (thang điểm 10) cho môn ngoại ngữ.
  3. Người thuộc nhiều đối tượng ưu tiên chỉ được hưởng chế độ ưu tiên của một đối tượng.

VIII.  HỒ SƠ DỰ THI

Hồ sơ đăng ký dự thi bao gồm:

  1. a) Đơn xin dự thi (mẫu) (*);
  2. b) Sơ yếu lý lịch có xác nhận của chính quyền địa phương hoặc cơ quan nơi công tác (mẫu) (*);
  3. c) Bản sao có công chứng bằng tốt nghiệp đại học (thí sinh tốt nghiệp hệ chuyên tu, thì phải nộp kèm 1 bản sao Bằng cao đẳng; tốt nghiệp hệ văn bằng 2 thì phải nộp một bản sao Bằng 1) (*);
  4. d) Bảng điểm(*);
  5. e) Giấy giới thiệu của cơ quan nơi công tác;
  6. f) Giấy khám sức khỏe (dưới sáu tháng)(*);
  7. g) Giấy chứng nhận thuộc đối tượng ưu tiên;
  8. h) 2 ảnh 3×4 (ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh sau ảnh)(*);
  9. i) 3 phong bì (có dán tem) ghi sẵn địa chỉ liên lạc(*).

Phát và nhận Hồ Sơ: Trường đại học Giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh phát và nhận hồ sơ dự thi cao học năm 2019 kể từ ngày thông báo. Giấy báo dự thi sẽ gửi cho thí sinh.

Nơi nhận hồ sơ: Viện tạo sau đại học, trường đại học Giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh. Địa chỉ: Số 2, đường Võ Oanh, phường 25, quận Bình Thạnh, TP. HCM. Điện thoại: 0936.495.083.

Lưu ý:

Đối với những đối tượng dự thi tốt nghiệp đại học ngành gần với chuyên ngành đăng ký dự thi phải đăng ký học chuyển đổi và nộp hồ sơ dự thi trước ngày 01/10/2019.

Đối với những đối tượng dự thi tốt nghiệp đại học ngành đúng hoặc phù hợp với chuyên ngành đăng ký dự thi phải nộp hồ sơ trước ngày 15/11/2019.

Nhà trường chỉ nhận những hồ sơ có đủ các mục được đánh dấu (*), không tiếp nhận giải quyết các thay đổi, bổ sung về văn bằng, bảng điểm, đối tượng ưu tiên; … không hoàn trả hồ sơ dự thi sau khi nộp.

  1. THỜI GIAN VÀ LỆ PHÍ DỰ THI
  2. Lệ phí:–  Lệ phí đăng ký dự thi: 60,000đ.

–  Lệ phí thi:  120,000 đ/môn (nộp cùng Hồ sơ dự thi).

  1. Ngày thi dự kiến : 30/11 & 01/12/2019.
  2. KẾ HOẠCH ÔN TẬP

Nhà trường tổ chức lớp ôn tập cho tất cả các môn thi dự kiến khóa học bắt đầu từ 09/2019.

Mọi chi tiết xin liên hệ: Viện đào tạo Sau đại học, trường Đại học Giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh. Địa chỉ: Số 2, đường Võ Oanh, phường 25, quận Bình Thạnh, TP. HCM. Điện thoại: 0936.495.083

Nơi nhận:– Các Sở, Trường ĐH, CĐ, Cty …

– Các đơn vị trong trường,

– Lưu TCHC, VĐTSĐH.

TL. HIỆU TRƯỞNG

VIỆN TRƯỞNG VIỆN ĐTSĐH

 (Đã ký) 

PGS.TS Đặng Xuân Kiên

 

Hồ sơ tuyển sinh thạc sĩ xem tại đây

Thông báo tuyển sinh xem tại đây

 

Chia sẻ:
wpChatIcon