Tiến sĩ Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông

[vc_row][vc_column][vc_column_text] [/vc_column_text][/vc_column][/vc_row][vc_row][vc_column][vc_column_text]
Mã ngành học:

62580205

Bằng cấp: Tiến sĩ Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông
Thời gian học: 3 năm
Hình thức học:
Giáo dục chính quy
[/vc_column_text][vc_accordion][vc_accordion_tab title=”Giới thiệu”][vc_wp_text]

Hồ Chí Minh đã từng nói “Giao thông là huyết mạch của đất nước”, sự phát triển kinh tế của đất nước gắn liền với việc phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật giao thông. Chiến lược phát triển giao thông vận tải của nhà nước ta đặt ra yêu cầu xây dựng hệ thống giao thông đường hàng không, đường bộ và đường sắt rộng khắp và hiện đại. Ngoài ra trong giáo dục đào tạo chuyên ngành công trình giao thông cũng rất cần các giảng viên có trình độ cao.

Với sứ mạng đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý có trình độ đại học, sau đại học chất lượng cao cho ngành giao thông vận tải; đẩy mạnh nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nhằm tạo nên những sản phẩm đào tạo có chất lượng trong khu vực và trên thế giới, xứng đáng là niềm kiêu hãnh của ngành giao thông vận tải và của khu vực 14 phía nam. Nhu cầu cán bộ khoa học của khu vực phía nam và toàn bộ đồng bằng Sông Cửu long ngày một tăng đòi hỏi Nhà trường phải liên tục tăng cường các bậc đào tạo đặc biệt là bậc tiến sĩ.

Đào tạo Tiến sĩ chuyên ngành Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông nhằm trang bị cho NCS:

– Có trình độ chuyên môn sâu về lĩnh vực Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông;

– Nắm bắt các xu thế phát triển về lĩnh vực công trình giao thông, có khả năng tiếp cận và giải quyết các vấn đề kỹ thuật chuyên ngành;

– Sau khi kết thúc khóa đào tạo, các tiến sĩ có khả năng độc lập sáng tạo, chủ động nắm bắt công nghệ, nghiên cứu ứng dụng các Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông trong khoa học và đời sống;

– Các luận án được đưa ra bảo vệ phải có các bài báo được công bố trên các tạp chí Khoa học công nghệ trong và ngoài nước theo danh mục cho điểm của Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước, các bài báo đăng trên tạp chí Khoa học công nghệ quốc tế (có chỉ số ISI) được khuyến khích.
[/vc_wp_text][/vc_accordion_tab][vc_accordion_tab title=”Điều kiện tuyển sinh”][vc_wp_text]

2.1. Hình thức tuyển sinh: Xét tuyển thông qua hồ sơ dự tuyển và bảo vệ đề cương nghiên cứu sinh.

– Hình thức tập trung: Tập trung học tập – nghiên cứu liên tục tại trường. Thời gian đào tạo là 3 năm đối với người có bằng Thạc sĩ, 4 năm đối với người có bằng tốt nghiệp Đại học.

– Hình thức không tập trung: Không tập trung học tập nghiên cứu liên tục tại trường, song tổng thời gian học và nghiên cứu các lần tập trung liên tục là 3 năm đối với người có bằng Thạc sĩ, 4 năm đối với người có bằng tốt nghiệp Đại học. Trong đó ít nhất có 1 lần tập trung liên tục 12 tháng để thực hiện đề tài nghiên cứu (lần này phải thực hiện trong ba năm đầu kể từ khi được công nhận là NCS).

2.2. Mã ngành đào tạo: Kỹ thuật xây dựng Công trình giao thông – 62580205

2.3. Điều kiện dự tuyển

2.3.1 Điều kiện về văn bằng:

– Có bằng Thạc sĩ chuyên ngành đúng hay phù hợp, chuyên ngành gần với chuyên ngành đăng ký dự tuyển. Điểm trung bình tốt nghiệp Thạc sĩ phải được xếp loại “Trung bình khá” trở lên.

– Có bằng tốt nghiệp Đại học hệ chính quy ngành đúng hay phù hợp với chuyên ngành đăng ký dự tuyển và xếp loại tốt nghiệp hạng “Khá” trở lên.

– Các ứng viên thuộc các chuyên ngành phù hợp với chuyên ngành đăng ký dự tuyển hoặc các ứng viên đã tốt nghiệp quá 6 năm tính đến ngày dự tuyển phải học bổ sung một khối lượng kiến thức phù hợp (khối lượng kiến thức cụ thể của từng đối tượng do trưởng Khoa quyết định).

Danh mục các chuyên ngành đúng với chương trình đào tạo:

– Bậc đại học:

+ Kỹ thuật xây dựng cầu hầm;

+ Kỹ thuật xây dựng đường bộ;

+ Kỹ Thuật xây dựng Đường sắt – Metro;

+ Kỹ thuật xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông;

+ Địa kỹ thuật công trình giao thông;

+ Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông thủy;

+ Tự động hóa thiết kế cầu đường;

+ Kỹ thuật hạ tầng đô thị;

+ Quy hoạch và thiết kế công trình giao thông

– Bậc Cao học:

+ Kỹ thuật xây dựng công trình cầu hầm;

+ Kỹ thuật xây dựng công trình đường ô tô và đường thành phố;

+ Kỹ thuật xây dựng sân bay;

+ Kỹ thuật xây dựng đường sắt

+ Địa kỹ thuật công trình;

+ Xây dựng công trình ngầm;

+ Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông thủy;

+ Quy hoạch và kỹ thuật giao thông.

Danh mục chuyên ngành phù hợp với chuyên ngành đào tạo

– Bậc đại học:

+ Xây dựng dân dụng và công nghiệp;

+ Kết cấu xây dựng;

+ Kỹ thuật xây dựng hạ tầng đô thị;

+ Vật liệu và công nghệ xây dựng;

+ Kỹ thuật an toàn giao thông.

– Bậc Cao học:

+ Kỹ thuật xây dựng dân dụng và công nghiệp;

+ Kỹ thuật hạ tầng đô thị;

+ Kỹ thuật an toàn giao thông;

+ Tổ chức và quản lý vận tải.

2.3.2. Điều kiện về khả năng nghiên cứu

Các ứng viên phải có một bài luận về dự định nghiên cứu, trong đó trình bày rõ ràng đề tài hoặc lĩnh vực nghiên cứu, lý do lựa chọn lĩnh vực nghiên cứu, mục tiêu và mong muốn đạt được, lý do lựa chọn cơ sở đào tạo; kế hoạch thực hiện trong từng thời kỳ của thời gian đào tạo; những kinh nghiệm, kiến thức, sự hiểu biết cũng như những chuẩn bị của thí sinh trong vấn đề hay lĩnh vực dự định nghiên cứu; dự kiến việc làm sau khi tốt nghiệp; đề xuất người hướng dẫn.

2.3.3. Điều kiện bảo lãnh

Các ứng viên phải có hai thư giới thiệu của hai nhà khoa học có chức danh khoa học như giáo sư, phó giáo sư hoặc học vị tiến sĩ cùng chuyên ngành; hoặc một thư giới thiệu của một nhà khoa học có chức danh khoa học hoặc học vị tiến sĩ cùng chuyên ngành và một thư giới thiệu của thủ trưởng đơn vị công tác của ứng viên. Những người giới thiệu này cần có ít nhất 6 tháng công tác hoặc cùng hoạt động chuyên môn với ứng viên nghiên cứu sinh. Thư giới thiệu phải có những nhận xét, đánh giá về năng lực và phẩm chất của người dự tuyển, cụ thể:

  1. a) Phẩm chất đạo đức, đặc biệt đạo đức nghề nghiệp;
  2. b) Năng lực hoạt động chuyên môn;
  3. c) Phương pháp làm việc;
  4. d) Khả năng nghiên cứu;

đ) Khả năng làm việc theo nhóm;

  1. e) Điểm mạnh và yếu của người dự tuyển;
  2. g) Triển vọng phát triển về chuyên môn;
  3. h) Những nhận xét khác và mức độ ủng hộ, giới thiệu thí sinh làm NCS.

2.4.4. Điều kiện ngoại ngữ

Người dự tuyển phải có một trong các chứng chỉ hoặc văn bằng ngoại ngữ sau đây (theo Thông tư 05/2012/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 02 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo):

  1. a) Chứng chỉ trình độ ngoại ngữ tiếng Anh tương đương cấp độ B1 hoặc bậc 3/6 trở lên theo Khung tham khảo Châu Âu chung về ngoại ngữ (Phụ lục III), trong thời hạn 2 năm tính đến ngày dự tuyển nghiên cứu sinh, do một trung tâm khảo thí quốc tế có thẩm quyền hoặc một trường đại học trong nước đào tạo ngành ngoại ngữ tương ứng trình độ đại học cấp theo khung năng lực tương đương cấp độ B1 quy định tại Phụ lục IIIa, với dạng thức và yêu cầu đề kiểm tra ngoại ngữ quy định tại Phụ lục IIIb;
  2. b) Bằng tốt nghiệp đại học hoặc bằng thạc sĩ được đào tạo ở nước ngoài sử dụng tiếng Anh;
  3. c) Bằng tốt nghiệp đại học ngành ngoại ngữ tiếng Anh.

2.3.5. Các điều kiện khác

– Được cơ quan quản lý nhân sự (nếu là người đã có việc làm), hoặc trường nơi sinh viên vừa tốt nghiệp giới thiệu dự tuyển đào tạo trình độ tiến sĩ;

– Đối với người chưa có việc làm cần được địa phương nơi cư trú xác nhận nhân thân tốt và hiện không vi phạm pháp luật;

– Cam kết thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với quá trình đào tạo theo quy định của Nhà trường (đóng học phí; hoàn trả kinh phí với nơi đã cấp cho quá trình đào tạo nếu không hoàn thành luận án tiến sĩ).

2.4 Điều kiện tốt nghiệp

– Nghiên cứu sinh phải hoàn chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ;

– Nghiên cứu sinh phải đạt được trình độ Ngoại ngữ tiếng Anh B2 theo Khung tham khảo Châu Âu, theo qui định tại điều 3 khoản 8 của thông tư 05/2012/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 02 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ (Ban hành kèm theo Thông tư số 10/2009/TT-BGDĐT ngày 07/5/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo);

– Nghiên cứu sinh phải công bố ít nhất hai bài báo đúng chuyên ngành đào tạo, có tên trong danh mục tạp chí được tính điểm công trình do Hội đồng chức danh Giáo sư Nhà nước quy định.

– Nghiên cứu sinh phải bảo vệ thành công luận án tiến sĩ tại hội đồng trường; luận án sau khi được công bố trong thời hạn 3 tháng mà không có khiếu kiện hoặc luận án đã được thẩm định đạt yêu cầu.
[/vc_wp_text][/vc_accordion_tab][vc_accordion_tab title=”Quy trình đào tạo”][vc_wp_text]

Chương trình đào tạo Tiến sĩ Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông 

 

[/vc_wp_text][/vc_accordion_tab][/vc_accordion][/vc_column][/vc_row][vc_row][vc_column][vc_column_text] [/vc_column_text][/vc_column][/vc_row]